Ngày 27 tháng 01 năm 2024, Làng Công nghệ Nông nghiệp thông minh phối hợp với Hệ sinh thái MEVI tổ chức chương trình: Tổng kết hoạt động Làng Công nghệ Nông nghiệp thông minh và công bố sáng kiến thành lập mạng lưới các tổ chức hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững tại các địa phương thuộc các hoạt động tổng kết sự kiện Techfest Quốc gia

Sự kiện nhằm tổng kết và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình đồng hành cùng các địa phương trong việc xây dựng hệ sinh thái, đồng thời mong muốn thu hút và thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng hỗ trợ kinh doanh, cũng như hình thành tư duy đổi mới sáng tạo theo hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

📍Chương trình có sự tham gia của:Chương trình có sự tham gia của:
– Ông Trần Văn Tùng – Ủy viên thường trực Ban điều hành Đề án 844, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
– Ông Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ
– Ông Phạm Dũng Nam – Giám đốc Văn phòng Đề án 844, Bộ Khoa học và Công nghệ/Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia (NSSC)
– Ông Nông Thành Thân – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng
– Bà Bế Thu Hiền – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Lạng Sơn
– Ông Lê Toàn Thắng – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia (NSSC)
– Ông Đồng Xuân Huy – Trưởng phòng KHKT – Tài chính, Ban Quản lý các dự án Nông  nghiệp – Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
– Bà Nguyễn Thu Trang – Đại diện Lãnh đạo hội LHPN tỉnh Lạng Sơn –  PCT hội LHPN Lạng Sơn
– Bà Nguyễn Như Quỳnh – Cán bộ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam
– Bà Hà Thị Quỳnh Nga – Giám đốc Gây quỹ và Phát triển chương trình của Tổ chức CARE Vietnam
– Ông Nguyễn Hữu Tài – Chủ tịch hiệp hội Chè Việt Nam
– Cùng với gần 40 các Tổ chức hỗ trợ, Quỹ đầu tư, chuyên gia, doanh nghiệp tham dự.

📍Tại chương trình, bà Nguyễn Thị Thu – Trưởng Làng Công nghệ Nông nghiệp thông minh đã đại diện báo cáo các hoạt động trong năm 2023. Các hoạt động bao gồm: Làng Công nghệ Nông nghiệp thông minh đã đồng hành cùng các Địa phương trong việc xây dựng hệ sinh thái, đồng thời kết nối các nguồn lực hỗ trợ cho các doanh nghiệp tại địa phương phát triển hướng tới đạt được mục tiêu chung về nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu và tạo sinh kế cho người dân địa phương theo phương pháp tiếp cận SMC. (Khảo sát – Kết nối – Đồng hành). Với những hành động cụ thể như:

– Kiến tạo mạng lưới cố vấn địa phương với hơn 70 thành viên tại các tỉnh thành: Cao Bằng, Lạng Sơn, Trà Vinh, Sơn La, Hà Giang, Hà Nam, Bình Định, Hưng Yên, Kon Tum,…

– Hợp tác với 11 rường ĐH Quốc Gia, Trường ĐH Trà Vinh, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Công thương, ĐH Thủy Lợi, ĐH Hà Nội, Viện Tài nguyên và Môi trường, Viện Môi trường Nông nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ, Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng,… với hơn 40 chuỗi hoạt động hội thảo, đào tạo, kết nối KHCN, cung ứng nguồn nhân lực trẻ.

– Phối hợp cùng các Tổ chức, Sở và Ban ngành tổ chức trên 200 chương trình tập huấn “Kỹ thuật canh tác Nông nghiệp bền vững từ tài nguyên bản địa”. Kết quả, nông dân được đào tạo 70% là phụ nữ tại hơn 20 tỉnh: Cao bằng, Lai châu, Hà Giang, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Điện biên, Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà nội, Kontum, Đồng Nai, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Thọ, Hòa Bình, Nam Định.

– Bên cạnh đó Làng Công nghệ Nông nghiệp thông minh còn tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế với Hàn Quốc, Lào trong việc kết nối chuyên gia, công nghệ, và xúc tiến thị trường.

Nhận thấy xu hướng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, Làng Công nghệ Nông nghiệp thông minh đã kêu gọi và công bố: Sáng kiến thành lập mạng lưới các tổ chức hỗ trợ thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại các địa phương. Với những mục tiêu cụ thể như sau

– Hỗ trợ xây dựng và chung tay phát triển hệ sinh thái nông nghiệp bền vững tại: đủ cả số lượng (thành phần các bện liên quan và tối ưu về chất lượng)

– Phát triển nguồn nhân lực cho mạng lưới cố vấn địa phương

– Đối với đơn vị quản lý tại địa phương: đóng vai trò như tổ tư vấn cùng tham mưu để kiến tạo các chương trình/hoạt động can thiệp có ý nghĩa, tạo tác động thực chất.

– Đối với các đơn vị kinh doanh: Nâng cao năng lực kinh doanh theo mô hình nông nghiệp bền vững, vừa tạo sinh kế bền vững vừa tạo tác động tốt đến xã hội môi trường (mô hình kinh doanh tạo tác động)

– Đối với người dân, cộng đồng: tư vấn sát với thực tiễn về phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường, an toàn sức khoẻ

Ngay sau khi công bố một số tổ chức, doanh nghiệp đã nhất trí và tham gia mạng lưới như Công ty TNHH Tư vấn, đầu tư và XTTM Thu Minh, Công ty Cổ phần đầu tư tập đoàn DALANI, Công ty Cổ phần nông nghiệp Xanh Bốn Mua, Quỹ đầu tư Best B, Trung tâm Nghiên cứu, tư vấn và đào tạo về Phát triển địa phương STG, BambuUP, ……

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *