Bà Dương Thị Kim Liên
Viện trưởng Viện Hỗ trợ Đổi mới Sáng tạo Doanh nghiệp (IBIA)
Tiến sĩ Liên đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm Trưởng đại diện, Quản lý Chất lượng, Chuyên gia Giám sát – Đánh giá – Học tập cho các công ty quốc tế và các dự án ODA trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, sinh kế bền vững, phát triển nông thôn, biến đổi khí hậu, nước sạch và vệ sinh môi trường, với các kỹ năng trong quản lý, lập kế hoạch dựa trên kết quả đầu ra, thiết kế dự án, thiết kế và triển khai thực hiện hệ thống theo dõi – đánh giá và học tập…
Dương Liên đã tham gia nghiên cứu, thiết kế, phát triển 7 dự án / chương trình cấp bộ (do USAID, WB, ADB, SIDA, BTC, DFID tài trợ) và các dự án nhỏ cho hơn 80 công ty, bao gồm: Xây dựng đề xuất dự án, kế hoạch kinh doanh, dự toán ngân sách… trong đó có tham gia thiết kế 02 dự án của Bộ Khoa học Công nghệ về đổi mới sáng tạo là Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (VCIC) và Dự án Hỗ trợ Xây dựng Chính sách Đổi mới và Phát triển các Cơ sở Ươm tạo Doanh nghiệp (BIPP), nhiệm vụ chính là tham gia xây dựng đề cương chi tiết của dự án (PDO), báo cáo nghiên cứu khả thi (FS), sổ tay thực hiện dự án (PIM) và Cẩm nang hoạt động dự án (POM) bao gồm các bộ chỉ số cho giám sát và đánh giá dự án, và các hướng dẫn thực hiện chi tiết để đạt được mục tiêu của dự án. Tham gia quản lý và điều hành trung tâm SwedishCENTECVietnam là trung tâm hỗ trợ tăng cường và mở rộng quan hệ đối tác hợp tác giữa các doanh nghiệp của hai nước Việt Nam – Thuỵ Điển về chuyển giao công nghệ môi trường; Thực hiện 04 dự án Việt Nam – Hàn Quốc, Phần Lan, Bỉ, Thụy Điển liên quan đến hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm mới, công nghệ mới và hỗ trợ đối tác hợp tác song phương giữa Việt Nam và các nước.
Từ 4 năm 2017 là một trong 3 thành viên nòng cốt thiết kế, xây dựng dự án và tham gia đấu thầu quản lý vận hành Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do USAID tài trợ gọi tắt là USAID LinkSME. Tháng 8/2018 trúng thầu, và 9/2018 đến tháng 3/2021 đảm nhiệm vị trí Phó Giám đốc dự án kiêm Giám đốc hợp phần Kết nối Doanh nghiệp, tháng 2 và từ tháng 5 đến tháng 11/2020 đảm nhiệm vai trò quyền giám đốc dự án USAID LinkSME. Chịu trách nhiệm thiết lập mối quan hệ với hơn 60 các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trung gian (Bussiness Support Organization gọi tắt là BSO), và phụ trách xây dựng tài liệu, tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật và khả năng kết nối cho 24 BSO. Phụ trách chính đánh giá năng lực sản xuất của các nhà máy và các chương trình đào tạo chuyên sâu nhằm nâng cao năng lực sản xuất và liên kết thị trường cho các doanh nghiệp đã vượt qua vòng đánh giá năng lực toàn diện để có thể kết nối với các doanh nghiệp đầu chuỗi, kết nối bên mua và các nhà cung ứng Việt. TS. Liên cùng cộng sự đã hỗ trợ kết nối thành công cho 119 đơn hàng của khách hàng chủ yếu đến từ Châu Âu và Châu Mỹ. Thông thạo tiếng Anh và tiếng Việt. Bà Liên là tiến sĩ Quản trị Kinh doanh với đề tài nghiên cứu “Thực hành đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam”.
2021, là chuyên gia Giám sát đánh giá trong khuôn khổ dự án US-SEGA với Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ KHĐT nhằm Thí điểm Bộ công cụ Chẩn đoán Phụ nữ trong Thương mại Điện tử – Việt Nam do Hoa Kỳ tài trợ nhằm xem xét các chiến lược và thực tiễn tốt nhất để cải thiện sự hỗ trợ của nền kinh tế cho các doanh nghiệp nữ tham gia thương mại điện tử.
Năm 2021 đã hoàn thành nghiên cứu, khảo sát các Hiệp hội doanh nghiệp có Hội viên, phân tích hiện trạng, xây dựng tài liệu và tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho các Hiệp hội. Chuyên gia hỗ trợ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nghiên cứu và Định hình bố cục và nội dung của Phần chân trang về Cơ quan / Tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp, và làm việc với hơn 300 BSOs để thu thập thông tin hoàn thiện phần chân trang về Cơ quan / Tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp.
Hiện đang là Điều phối viên quốc gia chương trình Thúc đẩy phát triển nữ doanh nhân: Kiến tạo hệ sinh thái kinh doanh đáp ứng giới. Dự án CWE do Chính phủ Canada tài trợ, được thực hiện bởi Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UN-ESCAP), đối tác chủ quản dự án là Cục Phát triển Doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) với mục tiêu kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nhân nữ thông qua việc hỗ trợ xây dựng chính sách đáp ứng giới, sử dụng sáng tạo nguồn tài chính để cải thiện khả năng tiếp cận vốn nguồn và tín dụng trong kinh doanh, cũng như phát triển kỹ năng kinh doanh dựa trên các giải pháp sáng tạo trên nền tảng công nghệ số. Các hoạt động của Dự án CWE được triển khai ở 6 quốc gia trong đó có Việt Nam. Vì thế, Dự án sẽ giúp hình thành các mối liên kết vùng và thúc đẩy việc chia sẻ, phối hợp giữa các quốc gia cũng như phối hợp với các dự án khác liên quan ở cấp khu vực và quốc tế.
Và Bà đang là Trưởng nhóm tư vấn quốc tế và Cố vấn kỹ thuật Quốc gia “Dự án Tăng cường tham gia nền kinh tế số cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của Phụ nữ ASEAN”, dự án tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Hàn Quốc và Quỹ Hợp tác ASEAN – Hàn Quốc do Trung tâm Mạng lưới Thông tin phụ nữ Châu Á-Thái Bình Dương triển khai trong 5 năm từ 2022 đến 2026, cơ quan chủ quản là Cục Phát triển Doanh nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Với mục đích tạo cơ hội cho các nữ doanh nhân tham gia tích cực vào Nền kinh tế của ASEAN bằng cách nâng cao năng lực sử dụng CNTT-TT và các nền tảng kinh doanh trực tuyến thông qua đào tạo cũng như tiếp cận thông tin và tăng cường kết nối giữa AMS và giữa AMS và ROK, Bà đã tham gia phát triển bộ công cụ đào tạo, tập huấn và hỗ trợ thực hiện cho các giảng viên đến từ 10 nước khối ASEAN, đào tạo năng lực trong lĩnh doanh điện tử và hỗ trợ các Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ ASEAN tham gia nền kinh tế kỹ thuật số
Kinh nghiệm làm việc cho các tổ chức và công ty quốc tế; khu vực tư nhân và nhà nước; Các cơ quan của chính phủ, các ngân hàng thương mại và ngân hàng cổ phần đối tác trong khuổn khổ các dự án, hoặc các nhà tài trợ quốc tế. Chuyên gia về kinh tế, có khả năng thúc đẩy, tạo động lực làm việc cho nhóm, có khả năng ngoại giao với các kỹ năng giao tiếp tốt. Có kỹ năng trong sử dụng chiến lược của truyền thông và các phương tiện truyền thông cho phát triển. Có kinh nghiệm tham gia tháo gỡ các vấn đề trở ngại và tái cấu trúc đơn vị. Có khả năng ứng dụng tốt các phần mềm để thực hiện công việc…